Trẻ sơ sinh bị cảm cúm cha mẹ nên làm gì?
- tuanactgroupt
- Jan 14, 2021
- 3 min read
Tại sao trẻ từ 3 đến 12 tháng lại dễ bị cảm?
Trẻ từ 3 đến 12 tháng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên không đủ sức để bảo vệ bé khỏi các virus gây hại từ môi trường. Trong 6 tháng đầu đời, bé được bảo vệ bởi các kháng thể truyền từ mẹ trong quá trình mang thai và cho con bú. Từ tháng thứ 6 trở đi, các kháng thể từ mẹ truyền sẽ dần suy yếu và cơ thể bé buộc phải tự sản sinh các kháng thể, hoàn thiện hệ miễn dịch để bảo vệ cơ thể bé.
Đặc biệt, từ 3 đến 12 tháng, bé sẽ rất dễ bị cảm khi:
*Bé không được bú mẹ:
Theo nghiên cứu, các nhà khoa học chỉ ra: trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu sẽ ít bị cảm hơn so với bé nuôi bằng sữa công thức. Cũng vì lý do đó, các chuyên gia, bác sĩ luôn khuyến cáo nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ cung cấp các đầy đủ dưỡng chất cần thiết, giúp bảo vệ bé khỏi các bệnh nhiễm trùng, cho bé sức khỏe khỏe mạnh.
*Bé tiếp xúc với khói thuốc lá
Khói thuốc lá rất có hại với sức khỏe đặc biệt với trẻ nhỏ. Nếu bé thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc, bé có nguy cơ bị cảm lạnh và các bệnh liên quan đến hệ hô hấp cao hơn những bé khác.
*Tiếp xúc với người đang bị cảm lạnh, cảm cúm
Với đặc điểm hệ miễn dịch yếu, khi tiếp xúc với những người cảm lạnh, cảm cúm, bé rất dễ bị nhiễm virus cảm. Để hạn chế tình trạng đó, người bị cảm cần đeo khẩu trang, sát khuẩn tay đúng cách trước khi bé hay tiếp xúc với bé.
*Bố mẹ có thói quen vệ sinh kém
Bố mẹ là những người tiếp xúc với bé thường xuyên. Không rửa tay cẩn thận bằng nước rửa tay trước khi chăm hoặc chế biến thức ăn cho bé sẽ khiến vi khuẩn độc hại dễ dàng xâm nhập và gây bệnh cho bé.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ từ 3 đến 12 tháng bị cảm?
Khi trẻ bị cảm, rất nhiều bố mẹ chủ quan, cho bé uống thuốc cảm cúm mà không hiểu rõ tác dụng của thuốc, nguyên nhân gây bệnh để điều trị. Để bảo vệ tốt nhất sức khỏe cho bé, bố mẹ cần phải thực hiện các điều sau:
*Cho bé nghỉ ngơi
Khi bé bị cảm cúm, sức khỏe bé yếu, điều đầu tiên bố mẹ cần làm là cho bé nghỉ ngơi giúp bé nhanh phục hồi sức khỏe. Khi ốm, mí mắt bé có dấu hiệu muốn sụp xuống, bạn nên cho bé ngủ, nghỉ ngơi. Bạn có thể để bé ngủ nằm ngửa trong nôi hoặc cũi thay vì nằm giường.
*Làm theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ
Khi có những dấu hiệu cảm cúm, bố mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc cảm cúm cho bé. Các thuốc cảm cúm cho bé rất đa dạng, tuy nhiên với trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh, bạn cần chú ý xem có phù hợp với tình trạng của bé không.
Bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, kê đơn đúng với tình trạng của bé. Bố mẹ cần tuân thủ theo các chỉ dẫn của bác sĩ, không cho bé uống vượt quá liều lượng được chỉ định hoặc tự ý uống thuốc không theo đơn.
*Giảm tình trạng nghẹt mũi cho bé
Khi cảm, bé rất dễ bị sổ mũi, nghẹt mũi, gây khó chịu, khiến bé khó khăn trong việc ngủ và bú. Khi đó, bố mẹ có thể giúp bé bằng các cách sau:
+ Sử dụng dụng cụ hút dịch mũi: giúp hút sạch dịch mũi, bé sẽ dễ thở hơn
+ Sử dụng máy tạo độ ẩm
+ Khi bé ngủ kê cao gối hơn
Comments