Tại sao bà bầu dễ bị cảm cúm hơn bình thường?
- tuanactgroupt
- Jan 18, 2021
- 4 min read
Cảm cúm là bệnh do nhóm virus cúm gây ra, trong đó cúm A và cúm B là những loại cúm phổ biến nhất. Rất nhiều người nhầm lẫn cảm cúm và cảm lạnh là một do những dấu hiệu giống nhau, tuy nhiên đây là hai bệnh khác nhau về nguyên nhân gây bệnh và hướng điều trị. Với bà bầu càng không thể chủ quan, cần xác định rõ loại bệnh để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.
Bài viết liên quan:
Khi mang thai, có thể bà bầu có nhiều thay đổi, nội tiết tố thay đổi, hệ miễn dịch yếu hơn nên cơ thể nhạy cảm, dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt mẹ bầu rất dễ bị cảm cúm trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Đây là giai đoạn em bé bắt đầu hình thành và phát triển các bộ phận cơ thể, thai phụ cũng có những thay đổi nhất định, hệ miễn dịch suy giảm, mẹ rất dễ bị ho, cảm cúm.
Bên cạnh đó, tác nhân bên ngoài như môi trường sống xung quanh, thay đổi thời tiết cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể mẹ bầu. Khi tiếp xúc với người bị cúm, tỷ lệ lây nhiễm chéo từ virus người bị bệnh của của mẹ bầu cũng cao hơn so với người bình thường.
Thai phụ có thể mắc cảm cúm quanh năm, đặc biệt vào mùa đông khi thay đổi thời tiết. Những dấu hiệu mẹ bầu cần đặc biệt chú ý: đau đầu, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ớn lạnh, ho khan, sốt, cơ thể đau nhức mệt mỏi.

Bà bầu bị cảm cúm có nguy hiểm không?
Với người bình thường, bệnh cảm cúm có thể biến chứng thành các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm amidan, quá trình khám và điều trị sẽ lâu hơn. Tuy nhiên, với bà bầu bệnh không chỉ ảnh hưởng tới mẹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi.
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm đặc biệt là thai phụ có bệnh lý mạn tính về hô hấp, tim mạch hay suy giảm miễn dịch. Nặng hơn, mẹ bầu có thể gặp những biến chứng như: nhiễm trùng máu, viêm não, viêm màng não, viêm nội mạc,… Tuy nhiên, xác suất xảy ra những biến chứng này là thấp.
Với một số virus cảm cúm còn ảnh hưởng nguy hiểm tới thai thi, có thể để lại những dị tật bẩm sinh như: sứt môi, sinh non, đục thủy tinh thể hoặc tim bẩm sinh. Đặc biệt, trong 5 tháng đầu thai kỳ, bộ não của thai nhi rất dễ bị tổn thương, bé có thể rối loạn tâm thần ở trẻ nhỏ. Nguy hiểm hơn, với những chủng cảm cúm nặng, khi bị cảm, mẹ bầu có thể bị kích thích tử cung co bóp gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.
Mặc dù cảm cúm rất nguy hiểm với mẹ bầu và thai nhi nhưng nếu được khám và có biện pháp xử lý kịp thời, những biến chứng trên sẽ có xác suất xảy ra thấp hơn nên mẹ bầu đừng quá lo lắng nhé.

Bà bầu bị cảm cúm thì uống thuốc gì?
Dưới đây là một số thuốc trị cảm cúm được các bác sĩ sử dụng cho bà bầu hiệu quả:
– Thuốc chống siêu vi rút
Thuốc được các bác sĩ chuyên sử dụng là Tamifu và một số thuốc chống siêu vi khác cho an toàn. Thuốc được kê theo đơn của bác sĩ, tùy theo tình trạng của bà bầu và có hiệu quả trong vòng 2 ngày sau khi bị bệnh.
– Acetaminophen
Đây là thành phần thuốc thường được sử dụng nếu mẹ bầu bị sốt, đau nhức, hoặc nhức đầu khó chịu. Các mẹ cần nêu rõ các triệu chứng gặp phải để được bác sĩ tư vấn và kê liều lượng phù hợp.
– Thuốc chữa ho
Khi bị cảm cúm, mẹ có thể bị ho, ho có đờm, cần được điều trị để dứt ho. Các loại thuốc được bác sĩ thường sử dụng là thuốc giảm đau (Mucinex), thuốc giảm ho (Robitussin hoặc Vicks 44) hoặc các loại thuốc khác đều an toàn cho phụ nữ mang thai.
– Thuốc xịt mũi
Tình trạng hắt hơi, sổ mũi khi mẹ bầu bị cảm cúm rất khó chịu, mẹ cần sử dụng để giảm nhanh và điều trị tình trạng này. Hầu hết các thuốc xịt mũi có chứa steroid đều tốt để sử dụng trong thai kỳ. Ngoài ra, bố mẹ có thể sử dụng nước muối hoặc thuốc xịt để làm sạch và giữ ẩm cho mũi.
– Thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin: Benadryl và Claritin có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai với điều kiện bác sĩ cho phép. Một số bác sĩ khuyên bà bầu nên tránh những thuốc này trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Comentarios