top of page

Tìm hiểu tình trạng dị ứng từ những dị nguyên

  • tuanactgroupt
  • Feb 26, 2021
  • 3 min read

Hiện nay, tỉ lệ người bị bệnh dị ứng có xu hướng ngày càng tăng với các loại bệnh rất thường gặp như: Hen phế quản, viêm mũi dị ứng, mày đay, viêm da cơ địa (chàm)…Yếu tố kích phát lên tình trạng dị ứng được gọi là dị nguyên. Cùng tìm hiểu các dị nguyên đó là gì?


Dị ứng mạt bụi nhà

Mạt bụi nhà là loại côn trùng có 8 chân, thuộc họ nhện, kích thước rất nhỏ, khoảng 1/4mm, chính vì kích thước rất nhỏ này mà mắt thường ở người không thể nhìn thấy. Mạt bụi nhà có ở trong giường ngủ, nêm, chăn màn, chiếu, gối, thảm len, đồ vải, gấu bông, thú nhồi bông… Một chiếc nệm cũ có thể chứa đến 2 triệu con mạt nhà.


Mạt bụi nhà sống bằng cách ăn các lớp da chết bong vảy của người. Con cái đẻ khoảng 50 trứng trong khoảng 4 tuần. Mỗi trứng sẽ phát triển thành con mạt nhà trưởng thành trong 3-4 tuần sau đó. Đời sống của con mạt nhà kéo dài khoảng 10 tuần. Ở nhiệt độ 25-30 độ C và độ ẩm 75%-85%, sẽ thuận lợi nhất cho sự phát triển và sinh sản của chúng.


Trong các loài mạt nhà thì có 3 loại thường gây nhiều bệnh nhất trên thế giới là Dermotophagoides farinae, Dermatophagoides pteronyssinus và Blomia tropicalis.


Dị nguyên chính của mạt bụi nhà gây dị ứng cho con người chính là những hạt phân và các chất tiết của con mạt nhà. Một con mạt nhà có thể sản xuất 20 hạt phân mỗi ngày. Các hạt phân và chất tiết này rất nhẹ, có thể bay lơ lửng trong không khí, nên con người có thể dễ dàng tiếp xúc bằng cách hít phải qua đường hô hấp, từ đó gây khởi phát nên các triệu chứng của bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng…


Phòng tránh mạt bụi nhà như thế nào?


- Điều quan trọng nhất là phải bảo đảm vệ sinh sạch sẽ môi trường sống ở trong nhà, chủ yếu trong phòng ngủ, phòng khách nhằm giảm thiểu tác động của mạt bụi nhà:

  • Lau dọn nhà cửa, phòng ốc thường xuyên bằng khăn ướt mỗi ngày.

  • Hút bụi các vật dụng trong nhà như ghế nệm, ghế salon…ít nhất 2 lần/ 1 tuần (bằng máy hút bụi)

  • Giặt giũ mùng, mền, chiếu, gối, võng…thường xuyên và phơi nắng.

  • Phòng ngủ, phòng khách phải mở cửa thông thoáng, đảm bảo có ánh sáng mặt trời chiếu vào.

  • Bọc nệm, gối bằng drap và áo gối bằng chất liệu chống bám bụi.

  • Không sử dụng các loại gấu bông, thú nhồi bông.

  • Có thể sử dụng thêm các máy lọc không khí gắn trong nhà.

  • Có thể thực hiện phương pháp giảm mẫn cảm đặc hiệu để cơ thể làm quen với mạt bụi nhà. Phương pháp này có thể bảo vệ cơ thể khỏi dị ứng với mạt bụi nhà trong thời gian dài (10-15 năm).

Dị ứng lông súc vật và các chất tiết của chúng

Chó, mèo là những vật nuôi rất gần gũi với đời sống hằng ngày của con người. Chúng thường được nuôi nhốt và sinh sống ngay trong nhà cùng với chúng ta. Tuy nhiên, chính những vật nuôi đáng yêu này lại tiềm ẩn những yếu tố có thể gây dị ứng cho con người.

Nước bọt, lông và những vảy gàu nhỏ của chó, mèo rất bám dính. Chúng rơi ra và bám vào người, quần áo, thảm, ghế nệm, ghế salon và các vật dụng trong nhà. Ngoài ra, chúng cũng có thể lơ lửng trong không khí. Với những người có cơ địa mẫn cảm, khi các dị nguyên này tiếp xúc với cơ thể do hít phải hoặc thông qua niêm mạc mắt, mũi, sẽ gây ra các biểu hiện bệnh dị ứng.




Nguồn hoihendumdlstphcm

Bài viết liên quan

Comments


  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • LinkedIn

MEDICHOICE

08.4833.3382

info@thuocchon.com

Số 86, Ngõ 78, Đường 18m, Khu TĐC Đô thị Mỗ Lao, Phường Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội

© 2023 by Inner Pieces.

Proudly

Contact

Ask me anything

Thanks for submitting!

bottom of page