Những nhóm thực phẩm nên dùng khi bị cảm cúm
- tuanactgroupt
- Jan 22, 2021
- 3 min read
Chế độ ăn uống phù hợp đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh ho, bên cạnh nhóm thực phẩm không nên sử dụng thì bạn hãy bổ sung thêm những thực phẩm dưới đây để nhanh khỏi ho cảm cúm nhé.
Nhóm thực phẩm giàu tinh bột và dễ tiêu hóa
Khi bị ho cảm cúm, người bệnh thường mệt mỏi, chán ăn. Khi đó, bạn nên ăn nhiều tinh bột, giúp cung cấp năng lượng bị mất, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, giảm nhanh các triệu chứng.

Khi bị ho cảm cúm, các cơn ho dai dẳng và có đờm, khiến cổ họng bạn đau rát, khó chịu và không muốn ăn. Khi đó các thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp sẽ hạn chế tác động lên các vùng niêm mạc đã tổn thương ở cổ họng. Không những thế, các món cháo như: cháo tía tô, cháo hành,…sau khi ăn còn toát mồ hôi giúp giải cảm rất tốt.
Bổ sung thêm nhóm thực phẩm có tính kháng khuẩn
Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm do vi rút cúm gây ra, do đó bạn nên bổ sung các nhóm thực phẩm có tính kháng khuẩn giúp tăng sức đề kháng, nâng cao hiệu quả điều trị cảm cúm. Một số thực phẩm bạn có thể lựa chọn như: tỏi, hành tây, gừng, tía tô – đây đều là những thực phẩm rất quen thuộc trong nấu ăn và dễ dàng chế biến.
Gừng: Trong đông y, gừng có tính ấm cao, kháng khuẩn tốt. Ngoài ra gừng còn có khả năng kháng histamin, giúp điều trị bệnh ho cảm lạnh, cảm cúm, ho do viêm mũi dị ứng. Bạn có thể chế biến gừng thành các món như: Trà gừng, gừng mật ong, gừng đun nước muối, gừng chưng đường phèn,… Hoặc sử dụng gừng chế biến thành gia vị nhiều hơn trong các món ăn. Một cách khác bạn có thể áp dụng là ngâm chân nước muối gừng, giúp mạch máu lưu thông, giải cảm cũng rất tốt.

Tỏi: Trong đông y, tỏi có tính ấm, vị cay, và trong nó có chất kháng sinh tự nhiên rất tốt. Tỏi có công dụng trong việc trừ lạnh, làm ấm cơ thể. Vì vậy tỏi thường được dùng trong điều trị các bệnh ho cảm lạnh, ho khan và ho có đờm. Với những người không bị bệnh vẫn có thể dùng tỏi để giúp tăng sức đề kháng. Nếu không thể ăn tỏi sống trực tiếp, hãy chế biến thành gia vị nhiều hơn nhé.
Lá tía tô: Lá tía tô có vị cay và tính ấm. Lá có công dụng trị ho, trị sốt, giải cảm, trị hen suyễn, ho có đờm, ho khan,… Người bị ho có thể ăn cháo tía tô, hoặc uống trà lá tía tô để trị bệnh. Khi ăn cháo lá tía tô, người bệnh sẽ toát mồ hôi, giải cảm rất tốt.

Hành tây: Hành tây có tính nóng, kháng khuẩn, chống viêm nhiễm rất tốt. Hành tây có công dụng long đờm, giảm ngứa, đau rát cổ họng, trị bệnh ho có đờm.
Bạc hà: Là loại thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống và thường được sử dụng trong nấu ăn, làm kẹo, làm trà,… Bạc hà còn có tác dụng kháng khuẩn, ức chế các cơn đau, hạ nhiệt, giảm sốt, ngăn ngừa ung thư, trầm cảm, hỗ trợ tiêu hóa, kháng viêm và tăng cường hệ miễn dịch. Chính vì vậy, người ta thường sử dụng bạc hà trong điều trị bệnh ho. Tuy nhiên, với những người bị ho rát họng không nên sử dụng bạc hà, vì nó có thể gây tổn thương vùng họng.
Bổ sung thêm nhiều trái cây trong bữa ăn
Trái cây là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và khoáng chất. Người bị bệnh ho nên ăn nhiều các loại trái cây như: Cam, bưởi, chanh, quất, … Đây là các loại hoa quả có vitamin, tinh dầu và pectin giúp kháng khuẩn, cải thiện sức đề kháng, long đờm, ngăn chặn virus xâm nhập.

Một loại quả khác cũng rất tốt cho người bệnh ho đó là quả la hán. Quả la hán chứa nhiều vitamin C, kẽm, sắt,… rất tốt trong việc điều trị bệnh ho, tăng sức đề kháng và làm dịu kích ứng niêm mạc.
Người bị ho cũng có thể ăn các loại quả khác như: Nho, khế, dưa hấu, táo, lê, dâu tây,… vì chúng cũng chứa rất nhiều vitamin tốt cho cơ thể. Bạn cũng có thể uống nước ép các loại hoa quả này thay vì ăn trực tiếp.
Nguồn trích: http://thuocchon.vn/nguoi-bi-ho-cam-cum-kieng-an-gi/
Comments